TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH MẮC BỆNH VIÊM DA CƠ ĐỊA NĂM 2020

Các tác giả

  • Trần Thị Hoài Hương Bệnh viện Da liễu TP. Hồ Chí Minh
  • Cúc Nguyễn Thị Kim Bệnh viện Da liễu TP. Hồ Chí Minh
  • Trang Nguyễn Thị Thùy Bệnh viện Da liễu TP. Hồ Chí Minh
  • Bùi Minh Tân Bệnh viện Da liễu TP. Hồ Chí Minh
  • Thanh Nguyễn Thị Đan Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
  • Nguyễn Thanh Hùng Bệnh viện Da liễu TP. Hồ Chí Minh
  • Nguyễn Trọng Hào Bệnh viện Da liễu TP. Hồ Chí Minh

DOI:

https://doi.org/10.56320/tcdlhvn.v35i.6

Từ khóa:

tình trạng dinh dưỡng, thừa cân – béo phì, viêm da cơ địa, kiêng ăn

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Viêm da cơ địa đã tăng lên trong nhiều năm qua và liên quan đến gánh nặng kinh tế cực kỳ cao ở các nước châu Âu và châu Á. Với bản chất là một bệnh viêm mạn tính, bệnh có thể tác động đến chuyển hóa dinh dưỡng của cơ thể. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng thừa cân-béo phì có liên quan đến bệnh viêm da cơ địa, tuy nhiên, đây là vấn đề vẫn còn nhiều tranh cãi.

Mục tiêu: Khảo sát tình trạng dinh dưỡng ở người từ 19 tuổi trở lên mắc bệnh viêm da cơ địa đến khám tại bệnh viện Da Liễu thành phố Hồ Chí Minh năm 2020.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên 200 bệnh nhân mắc bệnh viêm da cơ địa trong độ tuổi từ 19 tuổi trở lên đến khám tại phòng khám bệnh viện Da Liễu thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 6 – 9 năm 2020.

Kết quả: Độ tuổi trung bình của đối tượng tham gia là 43,3 ± 16,1. Đặc điểm tình trạng dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu theo chỉ số Body Mass Index (BMI) ghi nhận: tỉ lệ thừa cân – béo phì chiếm gần một nửa đối tượng nghiên cứu (48,5%), trong đó, tỉ lệ giữa nam và nữ gần tương đương ở cả hai giới (nam 54% và nữ 46%); riêng tỉ lệ béo phì chiếm ¼ đối tượng nghiên cứu. 44,5% đối tượng có chỉ số BMI trong khoảng giới hạn bình thường và chỉ có 7% tình trạng dinh dưỡng gầy. Tình trạng béo trung tâm (Waist-hip ratio) chiếm 52% đối tượng nghiên cứu, trong đó ở hai nhóm giới tính nam và nữ lần lượt là 48% và 52%. Tỉ lệ đối tượng có béo bụng chiếm 46%, trong đó ở đối tượng nam là 49% và nữ là 52%. Tỉ lệ kiêng ăn trong nghiên cứu là 36%, trong đó chủ yếu kiêng ăn do sợ ảnh hưởng bệnh da chiếm ¼ đối tượng nghiên cứu (27%) và một tỉ lệ ít kiêng ăn để giảm cân chiếm 9%.

Kết luận: Tỉ lệ thừa cân – béo phì trên bệnh nhân trưởng thành mắc bệnh viêm da cơ địa cao hơn so với tỉ lệ thừa cân – béo phì ở dân số chung và tỉ lệ kiêng ăn khá cao, cần có sự quan tâm, hướng dẫn và lời khuyên thích hợp về dinh dưỡng bên cạnh các phương pháp điều trị viêm da cơ địa.

Thời gian nhận bài: 23/12/2022
Ngày phản biện: 17/02/2022
Ngày được chấp nhận: 24/02/2022

Tải xuống

Đã Xuất bản

30-06-2022

Cách trích dẫn

Trần Thị Hoài, H., Nguyễn Thị Kim, C., Nguyễn Thị Thùy, T., Bùi Minh, T., Nguyễn Thị Đan, T., Nguyễn Thanh, H., & Nguyễn Trọng, H. (2022). TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH MẮC BỆNH VIÊM DA CƠ ĐỊA NĂM 2020. Tạp Chí Da liễu học Việt Nam, (35), 55–62. https://doi.org/10.56320/tcdlhvn.v35i.6

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả