ĐẶC ĐIỂM VI KHUẨN HỌC, KHÁNG SINH ĐỒ VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM MÔ BÀO TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2022

Các tác giả

  • Khiêm Nguyễn Hoàng Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
  • Trang Nguyễn Thị Thùy Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
  • Đăng Nguyễn Hải Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
  • Bá Huỳnh Văn Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

DOI:

https://doi.org/10.56320/tcdlhvn.45.179

Từ khóa:

Kháng sinh đồ

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm vi khuẩn học, kháng sinh đồ và kết quả điều trị viêm mô bào tại Bệnh viện Da Liễu thành phố Cần Thơ năm 2022.

Đối tượng và phương pháp: Mô tả cắt ngang trên 35 bệnh nhân viêm mô bào tại khoa nội trú, Bệnh viện Da Liễu thành phố Cần Thơ năm 2022.

Kết quả: Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, nhóm trên 40 tuổi thường gặp nhất (66%). Vi khuẩn thường gặp nhất trong các mẫu cấy mủ từ sang thương của bệnh nhân là Staphylococcus aureus (37,1%), Staphylococcus epidermidis (14,2%), Pseudomonas aeruginosa (2,9%) và Proteus species (2,9%); không có bệnh nhân nào có liên cầu ; tỷ lệ cấy âm tính tương đối cao (42,9%). Kết quả kháng sinh đồ cho thấy: các loại kháng sinh nhạy với Staphylococcus aureus trong viêm mô bào là linezolid (chiếm 92,3%), moxifloxacin (chiếm 84,6%), synercid (chiếm 84,6%), ciprofloxacin (chiếm 76,9%) và levofloxacin (chiếm 76,9%). Các kháng sinh bị kháng bởi Staphylococcus aureus trong viêm mô bào đa số là amoxicillin/acid clavulanic (chiếm 92,3%), ceftriaxon (chiếm 92,3%), clindamycin (84,6%), erythromycin (chiếm 92,3%), oxacillin (chiếm 92,3%), penicillin (chiếm 92,3%), trimethoprim (chiếm 84,6%) và tetracyclin (chiếm 84,6%). Tại thời điểm 1 tuần và 2 tuần sau điều trị, kích thước thương tổn, số lượng bạch cầu, nồng độ CRP giảm có ý nghĩa thống kê so với trước điều trị. Sau 2 tuần điều trị, ở nhóm sử dụng kháng sinh linezolid, tỷ lệ đáp ứng tốt là 47,8%, cao hơn so với nhóm sử dụng kháng sinh khác (25%). Thời gian nằm viện điều trịtrung bình là 8,7±4,2 ngày.

Kết luận: Trong nhóm cấy mủ dương tính, vi khuẩn thường gặp nhất là Staphylococcus aureus. Các kháng sinh linezolide và nhóm quinolone như ciprofloxacin, levofloxacin, moxifloxacin là những thuốc còn độ nhạy với Staphylococcus aureus cao. Linezolid cho thấy có hiệu quả cao trong điều trị viêm mô bào.

Tải xuống

Đã Xuất bản

29-11-2024

Cách trích dẫn

Nguyễn Hoàng, K., Nguyễn Thị Thùy, T., Nguyễn Hải, Đăng, & Huỳnh Văn, B. (2024). ĐẶC ĐIỂM VI KHUẨN HỌC, KHÁNG SINH ĐỒ VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM MÔ BÀO TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2022. Tạp Chí Da liễu học Việt Nam, (45). https://doi.org/10.56320/tcdlhvn.45.179

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

Các bài báo tương tự

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.