MÔ BỆNH HỌC TỔN THƯƠNG DA ĐẶC HIỆU LUPUS Ở BỆNH NHÂN LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNG
DOI:
https://doi.org/10.56320/tcdlhvn.37.27Từ khóa:
SLE, ACLE, SCLE, DLE, mô bệnh học.Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm mô bệnh học tổn thương da đặc hiệu lupus ở bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành trên 77 bệnh nhân SLE, tại bệnh viện Da Liễu Trung Ương từ 2015-2018. Xét nghiệm mô bệnh học được thực hiện đối với tổn thương da đặc hiệu lupus.
Kết quả: Tổn thương ACLE chiếm 60%, SCLE (16,3%), tổn thương CCLE chỉ gồm DLE chiếm (20,0%). Dày sừng, thượng bì teo, dày màng đáy, thoái hóa lỏng màng đáy là những dấu hiệu gặp nhiều ở tổn thương SCLE và DLE (p < 0,05). Tổn thương SCLE có số lượng tế bào dị sừng ở thượng bì cao nhất (53,8%). Phù trung bì nông gặp nhiều nhất ở tổn thương ACLE 60,4% (p <0,05). Tế bào dị sừng ở nhú trung bì và đại thực bào ăn sắc tố gặp nhiều nhất ở tổn thương DLE (31,2% và 75%, p < 0,01). Tỷ lệ phá hủy cấu trúc phần phụ cao nhất ở DLE 25% (p < 0,01). 100% các tổn thương da lupus đều có lắng đọng mucin ở trung bì.
Kết luận: Dày sừng, thượng bì teo, dày màng đáy, thoái hóa lỏng màng đáy gặp nhiều ở tổn thương SCLE và DLE. Tổn thương SCLE có số tế bào dị sừng ở thượng bì cao nhất, tỷ lệ phá hủy cấu trúc phần phụ cao nhất ở DLE. Lắng đọng mucin xuất hiện ở tất cả các tổn thương da đặc hiệu lupus, là đặc điểm mô bệnh học hữu ích cho chẩn đoán.
Thời gian nhận bài: 25/09/2022Ngày phản biện: 21/10/2022
Ngày được chấp nhận: 20/11/2022