KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC CỦA HỌC SINH PHỔ THÔNG TRUNG HỌC TẠI THÀNH PHỐ NINH BÌNH
DOI:
https://doi.org/10.56320/tcdlhvn.43.150Từ khóa:
kiến thức, thái độ, thực hành, bệnh lây truyền qua đường tình dục, học sinhTóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh lây truyền qua đường tình dục (BLTQĐTD) của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Ninh Bình..
Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 1101 học sinh.
Kết quả: Học sinh nam chiếm 52,2%, 96,1% học sinh sống với bố mẹ và 73,4% sống ở thành phố. Về kiến thức: Phần lớn học sinh trả lời đúng ≥50% câu hỏi về bệnh lây truyền qua đường tình dục, chiếm gần 77%. Có 92,5% học sinh biết về bệnh LTQĐTD. Trong số đó, tỷ lệ rất lớn có những nhận thức sai về bệnh: gần 37% học sinh cho rằng đây là bệnh di truyền; 91% biết đến bệnh HIV/AIDS, chỉ hơn 17% biết về bệnh Chlamydia; Dấu hiệu nghi ngờ bệnh LTQĐTD ít được học sinh biết đến nhất là “đau bụng ngoài kỳ kinh” (với chỉ 30,7%); còn nhiều học sinh trả lời các đường lây chưa đúng: 29,1% trả lời là “hôn nhau”, 27% cho rằng dùng chung đồ ăn/thức uống có thể gây ra bệnh, 24,4% cho rằng đường lây là “dùng chung quần áo”. Về thái độ: Hơn 7% học sinh không sợ mắc bệnh, gần 6% không sợ biến chứng và có tới hơn 16% học sinh sợ bị xa lánh khi mắc bệnh LTQĐTD. Hơn 34% học sinh nghĩ sẽ không thổ lộ với bố mẹ khi nghi mắc bệnh LTQĐTD. Thậm chí, có 2,8% học sinh dự định không nói với ai. Về thực hành: học sinh sẽ đi khám ngay lập tức nếu có biểu hiện nghi ngờ bệnh (95,6%), cũng như khuyên bạn tình đi khám ngay (95,5%). 95,2% cho rằng nên tiêm vắc xin để phòng các bệnh này; hơn 81% trả lời kiêng quan hệ tình dục. Tuy nhiên, vẫn còn hơn 8% học sinh có tiếp tục quan hệ tình dục với người khác khi bị mắc bệnh. Một tỷ lệ tương đối học sinh tự mua thuốc về chữa (5,3%), đến gặp thầy lang (5,2%) và 4% trả lời không chữa gì vì có thể tự khỏi
Kết luận: Kiến thức, thái độ và thực hành của học sinh về BLTQĐTD ở mức trung bình. Cần có thêm nhiều biện pháp tuyên truyền, giáo dục để cải thiện tình trạng này
Ngày nhận bài: 22/07/2023
Ngày phản biện: 13/09/2023
Ngày chấp nhận đăng: 06/10/2023