ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, CHỨC NĂNG TUYẾN GIÁP VÀ KHÁNG THỂ KHÁNG THYROID PEROXIDASE Ở BỆNH NHÂN MÀY ĐAY MẠN TÍNH TỰ PHÁT
DOI:
https://doi.org/10.56320/tcdlhvn.40.99Từ khóa:
mày đay mạn tính tự phát, cường giáp, suy giáp, bệnh lý cơ địa, , bệnh lý tự miễn tuyến giápTóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng và yếu tố liên quan của bệnh mày đay mạn tính tự phát (CSU).
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 245 bệnh nhân (BN) được chẩn đoán là mày đay mạn tính tự phát tại Bệnh viện Da liễu Trung ương từ tháng 09/2022 đến tháng 05/2023. BN được khai thác tiền sử, bệnh sử, khám bệnh để đánh giá đặc điểm lâm sàng và yếu tố liên quan.
Kết quả: Tuổi trung bình của các BN là 34,9 ± 15,2 tuổi; trong đó, tuổi thấp nhất là 3 tuổi và cao nhất là 86 tuổi; nhóm tuổi từ 20-40 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (45,7%). Tỷ lệ BN nữ (65,3%) cao hơn nam (34,7%). Thời gian mắc bệnh trung bình là 46,7 ± 91,6 tuần. Trung bình UAS7 của các BN là 21,5 ± 8,9, phần lớn BN có mức độ hoạt động bệnh nặng (88 BN, 35,9%) và nhóm mức độ hoạt động bệnh rất nặng (97 BN, 39,6%). Bệnh cơ địa dị ứng (viêm da cơ địa, viêm mũi dị ứng, hen phế quản) là bệnh lý đồng mắc với mày đay mạn tính chiếm tỷ lệ cao nhất là 9,8%. Đánh giá chức năng tuyến giáp cho kết quả: suy giáp gặp ở 16 BN (6,5%), cường giáp: 28 BN, chiếm tỉ lệ 11,5%. Đánh giá hình thái tuyến giáp, có 22 BN có bất thường trong siêu âm tuyến giáp, chiếm tỉ lệ 9%. Kháng thể Anti TPO dương tính ở 9/75 BN (12%).
Kết luận: Bệnh mày đay mạn tính tự phát có diễn biến dai dẳng, lâm sàng đa dạng, bệnh có ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống. Viêm tuyến giáp tự miễn là bệnh lý đồng mắc thường gặp ở bệnh nhân mày đay mạn tính tự phát.
Ngày nhận bài: 02/05/2023
Ngày phản biện: 15/05/2023
Ngày chấp nhận đăng: 25/05/2023