ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TRỨNG CÁ MỨC ĐỘ TRUNG BÌNH BẰNG MINOCYCLIN
DOI:
https://doi.org/10.56320/tcdlhvn.44.159Keywords:
trứng cá thông thường, mức độ trung bình, minocyclinAbstract
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị mụn trứng cá mức độ trung bình bằng minocyclin đường uống.
Đối tượng và phương pháp: Thử nghiệm lâm sàng trên 90 bệnh nhân trứng cá mức độ trung bình điều trị bằng minocyclin tại Bệnh viện Da liễu Cần Thơ từ tháng 5/2022 đến tháng 10/2022. Bệnh nhân được điều trị theo phác đồ minocyclin 100mg 1 viên uống 1 lần/ngày trong 8 tuần và bệnh nhân được khám và đánh giá hiệu quả điều trị sau 2, 4, 8 tuần.
Kết quả: Nhóm tuổi từ 18-24 tuổi (chiếm 52,2%). Nữ chiếm 57,8%, hầu hết là học sinh-sinh viên (87,8%). Đa phần bệnh nhân từng được điều trị (92,2%) và một số bệnh nhân có tiền sử gia đình bị mụn trứng cá (32,2%). Mặt là vị trí phân bố chủ yếu chiếm tỉ lệ 100%. Sang thương sẩn, mụn đầu trắng thường gặp nhiều nhất (100%). Số lượng thương tổn viêm và không viêm ở thời điểm 8 tuần giảm 71,6% và 60,7% so với thời điểm T0, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Điểm số GAGs giảm dần sau 8 tuần so với lúc ban đầu. Tỷ lệ đáp ứng tốt và trung bình khi điều trị bằng minocyclin sau 8 tuần lần lượt là 53,4% và 46,7%. Một số tác dụng không mong muốn được ghi nhận gồm 8,9% trường hợp nhức đầu, 6,7% trường hợp chóng mặt và 17,8% bị rối loạn tiêu hóa.
Kết luận: Mụn trứng cá mức độ trung bình phân bố chủ yếu ở mặt với dạng sang thương sẩn, mụn đầu trắng, đầu đen chiếm phần nhiều. Điều trị mụn trứng cá mức độ trung bình bằng minocyclin đã cải thiện đáng kể triệu chứng lâm sàng, đặc biệt là đối với các thương tổn viêm.
Ngày nhận bài:27/12/2023
Ngày phản biện:05/02/2024
Ngày chấp nhận đăng:25/03/2024