GIÁ TRỊ CỦA QUANG ĐỘNG HỌC SỬ DỤNG METHYL AMINOLEVULINATE TRONG CHẨN ĐOÁN UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO ĐÁY
DOI:
https://doi.org/10.56320/tcdlhvn.41.119Từ khóa:
ung thư biểu mô tế bào đáy, quang động học chẩn đoán, độ nhạy, độ đặc hiệuTóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá vai trò của phương pháp quang động học chẩn đoán (Photodynamic diagnosis - PDD) sử dụng Methyl Aminolevulinate trong chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào đáy (Basal cell carcinoma – BCC).
Đối tượng và phương pháp: 92 bệnh nhân nghi ngờ BCC trên lâm sàng tham gia vào nghiên cứu. Các bệnh nhân được khám lâm sàng, chụp PDD và sinh thiết làm mô bệnh học. So sánh kết quả chụp PDD và kết quả mô bệnh học.
Kết quả: Có 75/92 bệnh nhân có kết quả mô bệnh học là BCC. Tuổi trung bình là 66,2 ± 12,2 với độ tuổi 60-69 chiếm tỷ lệ cao nhất, nữ nhiều hơn nam. Tổn thương chủ yếu ở vùng đầu mặt cổ (92,0%) và tỷ lệ BCC sắc tố chiếm phần lớn (80,0%). PDD có độ nhạy, độ đặc hiệu tương ứng là 61,3% và 47,1% trong chẩn đoán BCC. Tỷ lệ chụp PDD âm tính giả ở nhóm BCC sắc tố cao hơn so với nhóm BCC không có sắc tố. Thể mô bệnh học không có mối tương quan với kết quả chụp PDD.
Kết luận: PDD không nhạy hơn lâm sàng trong chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào đáy. BCC sắc tố chiếm tỷ lệ cao làm giảm khả năng chẩn đoán của PDD.
Ngày nhận bài: 08/09/2023
Ngày phản biện: 23/09/2023
Ngày chấp nhận đăng: 06/10/2023