ĐIỀU TRỊ U MẠCH MÁU LOÉT Ở TRẺ NHŨ NHI
DOI:
https://doi.org/10.56320/tcdlhvn.40.108Tóm tắt
U mạch máu là một bệnh lý mạch máu lành tính thường gặp nhất ở trẻ em, xuất hiện ngay sau sinh hoặc vài ngày đến vài tháng đầu đời, trong đó 59% biểu hiện ngay khi mới sinh, 40% trong tháng đầu, 30% ở trẻ đẻ non dưới 1,8kg. Bệnh được đặc trưng bởi sự tăng sinh quá mức của các tế bào nội mạc mạch máu, tiến triển qua 3 giai đoạn: tăng sinh nhanh, thoái triển từ từ và không bao giờ tái phát.
U mạch máu có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, thường gặp nhất ở vùng đầu, mặt, cổ (chiếm 60 %). Bệnh gặp ở nữ nhiều hơn nam với tỉ lệ nữ/nam là 3/1 và phổ biến ở trẻ sơ sinh da trắng hơn so với các chủng tộc khác.
Mặc dù là khối u lành tính và có thể tự giới hạn nhưng u máu ở trẻ nhũ nhi có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng các cơ quan, trong đó biến chứng hay gặp nhất là biến chứng loét.