MỐI LIÊN QUAN GIỮA YẾU TỐ HOẠT HÓA TIỂU CẦU (PAF) VỚI LÂM SÀNG VÀ TÌNH TRẠNG KHÁNG THUỐC KHÁNG HISTAMIN H1 Ở BỆNH NHÂN CHỨNG DA VẼ NỔI

Các tác giả

  • Hạnh Ngô Thị Hồng
  • Minh Vũ Nguyệt

DOI:

https://doi.org/10.56320/tcdlhvn.37.25

Từ khóa:

Yếu tố hoạt hóa tiểu cầu, platelet activating factor, PAF, da vẽ nổi, kháng trị với thuốc kháng histamin H1

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá mối liên quan giữa nồng độ yếu tố hoạt hóa tiểu cầu (platelet activating factor-PAF) huyết thanh với mức độ lâm sàng và đáp ứng điều trị với thuốc kháng histamin H1 của bệnh nhân chứng da vẽ nổi.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang trên 45 bệnh nhân chứng da vẽ nổi và 15 người bình thường khỏe mạnh tại bệnh viện Da liễu Trung ương từ tháng 7/2021 đến tháng 7/2022. Điểm Fric test (từ 0 đến 4) được sử dụng để đánh giá mức độ hoạt động của bệnh trước và sau khi điều trị. Nồng độ PAF huyết thanh trước điều trị được định lượng bằng phương pháp ELISA. Sau 4 tuần điều trị thuốc kháng histamin H1 thế hệ 2 liều 1-4 viên/ngày, bệnh nhân được chẩn đoán kháng trị với kháng histamin H1 nếu Fric test dương tính.

Kết quả: Nồng độ PAF trong huyết thanh nhóm bệnh nhân chứng da vẽ nổi là 5827,1 ± 2195,2 pg/ml cao hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng khỏe mạnh là 3530,8 ± 1835 pg/ml với p < 0,001. Nồng độ PAF trong huyết thanh của nhóm da vẽ nổi kháng trị cũng cao hơn đáng kể so với nhóm đáp ứng (6629,3 ± 1811,8 so với 4824,4 ± 2260,1 pg/ml với p=0,005). Phân tích hồi quy tuyến tính đơn biến và hồi quy logistic đa biến cho thấy PAF ≥ 6200 pg/ml có liên quan với mức độ nặng của bệnh (p<0,001) và là yếu tố độc lập dự đoán khả năng kháng trị với thuốc kháng histamin H1 ở nhóm bệnh nhân chứng da vẽ nổi.

Kết luận: Nồng độ PAF huyết thanh tăng ở những bệnh nhân chứng da vẽ nổi, đặc biệt da vẽ nổi kháng trị với thuốc kháng histamin. Nồng độ PAF có liên quan với mức độ nặng của bệnh và là yếu tố dự báo khả năng kháng trị với thuốc kháng histamin H1.

Thời gian nhận bài: 17/09/2022
Ngày phản biện: 18/11/2022
Ngày được chấp nhận: 22/11/2022

Tiểu sử của Tác giả

Hạnh Ngô Thị Hồng

Trường Đại học Y Hà Nội

Minh Vũ Nguyệt

Trường Đại học Y Hà Nội

Bệnh viện Da liễu Trung ương

Tải xuống

Đã Xuất bản

23-12-2022

Cách trích dẫn

Ngô Thị Hồng, H., & Vũ Nguyệt, M. (2022). MỐI LIÊN QUAN GIỮA YẾU TỐ HOẠT HÓA TIỂU CẦU (PAF) VỚI LÂM SÀNG VÀ TÌNH TRẠNG KHÁNG THUỐC KHÁNG HISTAMIN H1 Ở BỆNH NHÂN CHỨNG DA VẼ NỔI. Tạp Chí Da liễu học Việt Nam, (37). https://doi.org/10.56320/tcdlhvn.37.25

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

<< < 1 2