Quy trình phản biện
I. QUY TRÌNH PHẢN BIỆN
II. QUY ĐỊNH, HƯỚNG DẪN PHẢN BIỆN
Các phản biện sẽ làm việc nghiêm túc để cho ý kiến nhận xét bài báo căn cứ vào nhiều tiêu chí cụ thể để thẩm định bài viết. Tổng thể nội dung phản biện tập trung vào các nội dung chính sau:
- Hình thức và cấu trúc bài báo
- Nội dung các mục có rõ ràng, hợp lý và có mối liên hệ chặt chẽ
- Cơ sở lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu có phù hợp
- Phương pháp nghiên cứu có phù hợp với mục tiêu nghiên cứu
- Kết quả nghiên cứu có phản ánh mục tiêu nghiên cứu
- Độ tin cậy của kết quả nghiên cứu
- Bàn luận có hợp lý
- Tài liệu tham khảo có hợp lý, cập nhật
- Trích dẫn tài liệu tham khảo có đúng quy định
- Tính mới của nghiên cứu
- Giá trị khoa học của nghiên cứu
- Tính ứng dụng thực tiễn của nghiên cứu
Kết luận của giai đoạn phản biện có thể là 1 trong các kiến nghị sau:
☐ Đồng ý cho đăng không cần chỉnh sửa
☐ Đồng ý cho đăng, đề nghị chỉnh sửa và không cần gửi lại phản biện
☐ Đề nghị chỉnh sửa và gửi lại phản biện.
☐ Không nên đăng (Cần giải thích rõ lý do trong báo cáo)
Đối với các nhận xét cụ thể: Người phản biện có thể nhận xét bằng 1 trong 2 hình thức:
- Ghi vào Phiếu thẩm định
- Ghi hoặc đánh máy (track change) trực tiếp vào bản thảo gửi kèm Phiếu thẩm định.
III. THÙ LAO PHẢN BIỆN
Người phản biện được hưởng thù lao phản biện theo quy định hiện hành của Chủ tịch hội Da liễu Việt Nam.