VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH INTERLEUKIN-36 TRONG CƠ CHẾ BỆNH SINH VẢY NẾN THỂ MỦ TOÀN THÂN

Các tác giả

  • Trịnh Ngọc Phát Trường Đại học Y Hà Nội

DOI:

https://doi.org/10.56320/tcdlhvn.v35i.12

Tóm tắt

Vảy nến là một bệnh da mạn tính thường gặp, chiếm khoảng 2% dân số thế giới.1 Vảy nến thể mủ là thể đặc biệt của bệnh với hai dạng là khu trú và toàn thân, trong đó vảy nến thể mủ toàn thân (generalized pustular psoriasis - GPP) được coi là nặng nhất.1,2 Trong khi các dạng vảy nến khác như viêm khớp vảy nến (psoriatic arthritis), vảy nến mảng (plaque psoriasis)… đã có những liệu pháp sinh học (biotherapy) rất hiệu quả và an toàn, thì GPP – thể nặng nhất, đến nay vẫn chưa có một thuốc sinh học nào chứng tỏ được tính ưu việt để được chấp thuận rộng rãi .1,2,3 Trong những năm gần đây, vai trò của gia đình interleukin (IL)-36 (IL-36 family) trong cơ chế bệnh sinh của vảy nến thể mủ toàn thân đã được chứng minh thông qua các nghiên cứu in vitro và in vivo4,5. Ngoài ra, một số nghiên cứu về hiệu quả của điều trị đích nhắm vào IL-36 ở bệnh nhân GPP cũng cho kết quả bước đầu rất khả quan.

Tải xuống

Đã Xuất bản

28-04-2022 — Cập nhật vào 21-06-2022

Các phiên bản

Cách trích dẫn

Trịnh, N. P. (2022). VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH INTERLEUKIN-36 TRONG CƠ CHẾ BỆNH SINH VẢY NẾN THỂ MỦ TOÀN THÂN. Tạp Chí Da liễu học Việt Nam, (35), 105–110. https://doi.org/10.56320/tcdlhvn.v35i.12 (Original work published 28 Tháng Tư 2022)

Số

Chuyên mục

DIỄN ĐÀN