NỒNG ĐỘ HOMOCYSTEINE HUYẾT THANH Ở BỆNH NHÂN BẠCH BIẾN KHÔNG PHÂN ĐOẠN VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN

Các tác giả

  • Nhận Huỳnh Thị Công Bộ môn Da liễu, Đại học Y Dược TPHCM
  • Trung Văn Thế Bộ môn Da liễu, Đại học Y Dược TPHCM

DOI:

https://doi.org/10.56320/tcdlhvn.44.162

Từ khóa:

bạch biến không phân đoạn, homocysteine

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát sự khác biệt nồng độ homocysteine huyết thanh giữa bệnh nhân bạch biến không phân đoạn với người khỏe mạnh và mối liên quan giữa nồng độ homocysteine huyết thanh với các đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân.

Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu bệnh – chứng trên bệnh nhân bạch biến không phân đoạn và người khỏe mạnh đến khám tại Bệnh viện Da liễu TPHCM. Chẩn đoán dựa vào khám lâm sàng và soi đèn Wood. Xét nghiệm máu định lượng nồng độ homocystein bằng xét nghiệm miễn dịch một bước sử dụng công nghệ vi hạt hóa phát quang.

Kết quả: 46 bệnh nhân bạch biến không phân đoạn và 44 người khỏe mạnh được đưa vào nghiên cứu. Nồng độ homocysteine ở nhóm bệnh nhân bạch biến không phân đoạn cao hơn nhóm chứng có ý nghĩa thống kê [13,40 (9,97 – 16,90)µmol/L và 9,92 (7,38 – 13,09)µmol/L; p<0,001]. Nồng độ homocysteine ở nhóm bạch biến tiến triển cao hơn có ý nghĩa so với nhóm ổn định [16,17 (14,51 – 19,97) và 11,89 (9,71 – 15,07)µmol/L; p<0,05], ở nhóm bạch biến có hiện tượng Koebner cao hơn có ý nghĩa so với nhóm không có hiện tượng Koebner [16,05 (12,14 – 23,73) và 12,46 (9,63 – 16,17)µmol/L; p<0,05].

Kết luận: Nồng độ homocysteine ở nhóm bệnh nhân bạch biến không phân đoạn cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm người khỏe mạnh. Có sự tăng có ý nghĩa thống kê nồng độ homocysteine ở nhóm bệnh nhân bạch biến tiến triển so với nhóm ổn định, nhóm có hiện tượng Koebner so với nhóm không có hiện tượng Koebner.

Ngày nhận bài: 29/06/2023

Ngày phản biện: 06/08/2023

Ngày chấp nhận đăng: 28/02/2024

Tải xuống

Đã Xuất bản

12-06-2024

Cách trích dẫn

Huỳnh Thị Công, N., & Văn Thế, T. (2024). NỒNG ĐỘ HOMOCYSTEINE HUYẾT THANH Ở BỆNH NHÂN BẠCH BIẾN KHÔNG PHÂN ĐOẠN VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN. Tạp Chí Da liễu học Việt Nam, (44). https://doi.org/10.56320/tcdlhvn.44.162

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC