https://vjdv.vn/index.php/vjdv/issue/feed Tạp chí Da liễu học Việt Nam 2024-11-29T17:54:22+08:00 TS.BS Vũ Hải Yến - Trung tâm TNLS - BV Da liễu TW tapchidalieuvietnam.tw@gmail.com Open Journal Systems <p>Tạp chí “Da liễu học Việt Nam” (Tiếng Anh: Vietnamese Journal of Dermatology and Venereology) thuộc Hội Da liễu Việt Nam, xuất bản 4 số mỗi năm bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh.</p> <p>Tạp chí Da liễu học Việt Nam hoạt động với mục đích, tôn chỉ là phổ biến, trao đổi thông tin trong lĩnh vực chuyên ngành da liễu; đăng tải các công trình nghiên cứu khoa học; chuyển giao công nghệ - kinh tế và khoa học kỹ thuật liên quan đến lĩnh vực da liễu.</p> <p>Phạm vi của tạp chí là tất cả các bài báo khoa học, bài tổng quan, giới thiệu ca lâm sàng, … có liên quan tới chuyên ngành da liễu trong và ngoài nước. Tạp chí công bố các công trình nghiên cứu liên quan đến mô hình bệnh tật, các phương pháp chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh thuộc chuyên ngành da liễu. Ngoài ra, tạp chí còn đăng tải các bài tổng quan, cập nhật thông tin, kiến thức, hướng dẫn chẩn đoán, điều trị trong chuyên ngành da liễu trong nước và quốc tế; đăng tải các bài ca lâm sàng đặc biệt trong chuyên ngành da liễu.</p> <p>Tạp chí Da liễu học Việt Nam được biết tới là một tạp chí chuyên ngành có uy tín trong lĩnh vực da liễu. Các bài báo về nghiên cứu khoa học đăng trong Tạp chí được bình duyệt một cách nghiêm ngặt bởi ít nhất 2 chuyên gia. Hội đồng biên tập tạp chí bao gồm các nhà khoa học có uy tín (Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ…) trong chuyên ngành da liễu nhằm đảm bảo chất lượng và tính khách quan, khoa học cho các bài viết đăng trên Tạp chí.</p> https://vjdv.vn/index.php/vjdv/article/view/178 ĐẶC ĐIỂM THƯƠNG TỔN NIÊM MẠC TRONG BỆNH PEMPHIGUS THÔNG THƯỜNG 2024-11-01T15:37:42+08:00 Huyền Trần Thị drhuyentran@gmail.com Vinh Nguyễn Thị Hà yenvuh18@gmail.com Yến Phan Thị Hải yenvuh18@gmail.com Thùy Nguyễn Thị Thanh yenvuh18@gmail.com Ghi Đào Hữu yenvuh18@gmail.com Minh Vũ Nguyệt yenvuh18@gmail.com Doanh Lê Hữu yenvuh18@gmail.com <p><strong>TÓM TẮT</strong></p> <p><strong>Mục tiêu:</strong> Mô tả đặc điểm thương tổn niêm mạc ở bệnh nhân pemphigus thông thường điều trị nội trú tại Bệnh viện Da liễu Trung ương từ tháng 10 năm 2022 đến tháng 04 năm 2023.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 24 người bệnh pemphigus thông thường. Những người này được hỏi bệnh, khám bệnh, mô tả các thương tổn da và niêm mạc, đánh giá mức độ hoạt động bệnh theo thang điểm PDAI (Pemphigus Disease Area Index).</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Bệnh khởi phát đầu tiên ở niêm mạc khoang miệng phổ biến nhất (66,7%), trong đó chủ yếu niêm mạc má (41,7%), khẩu cái cứng (12,5%) và niêm mạc môi (8,3%). Có 70,8% trường hợp chỉ có thương tổn niêm mạc miệng, không có biểu hiện ở niêm mạc khác; 29,2% còn lại có thương tổn ở vị trí khác và thường xuất hiện sau thương tổn niêm mạc miệng 8 ngày đến 3 tháng. Thời gian trung bình từ khi có thương tổn niêm mạc đến khi xuất hiện thương tổn da là 4,9 tháng. Trong đợt phát bệnh, niêm mạc khoang miệng là vị trí thương tổn phổ biến nhất trong pemphigus thông thường, đặc biệt ở niêm mạc má, khẩu cái, môi, lưỡi. Ở niêm mạc mắt, thường biểu hiện ở một bên và dưới dạng đỏ kết mạc, viêm kết mạc. Ở mũi, dạng vảy chiếm đa số (66,7%). Niêm mạc miệng nổi trội là trợt (trợt đỏ, trợt có giả mạc trắng) và dạng vảy ở môi. Trợt niêm mạc cũng là hình thái ưu thế ở vùng sinh dục.&nbsp;</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Bệnh thường khởi phát đầu tiên ở niêm mạc khoang miệng, chủ yếu ở niêm mạc má, khẩu cái cứng, môi. Hình thái thương tổn hay gặp ở niêm mạc mắt là dạng viêm, đỏ kết mạc, ở mũi là dạng vảy, ở miệng là dạng trợt và vảy ở môi, ở sinh dục là dạng trợt.</p> 2024-11-29T00:00:00+08:00 Bản quyền (c) 2024 https://vjdv.vn/index.php/vjdv/article/view/179 ĐẶC ĐIỂM VI KHUẨN HỌC, KHÁNG SINH ĐỒ VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM MÔ BÀO TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2022 2024-11-01T15:40:52+08:00 Khiêm Nguyễn Hoàng bs.ba_fob@yahoo.com.vn Trang Nguyễn Thị Thùy bs.ba_fob@yahoo.com.vn Đăng Nguyễn Hải bs.ba_fob@yahoo.com.vn Bá Huỳnh Văn bs.ba_fob@yahoo.com.vn <p><strong>Mục tiêu</strong>: Mô tả đặc điểm vi khuẩn học, kháng sinh đồ và kết quả điều trị viêm mô bào tại Bệnh viện Da Liễu thành phố Cần Thơ năm 2022.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp: </strong>Mô tả cắt ngang trên 35 bệnh nhân viêm mô bào tại khoa nội trú, Bệnh viện Da Liễu thành phố Cần Thơ năm 2022.</p> <p><strong>Kết quả</strong>: Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, nhóm trên 40 tuổi thường gặp nhất (66%). Vi khuẩn thường gặp nhất trong các mẫu cấy mủ từ sang thương của bệnh nhân là <em>Staphylococcus aureus</em> (37,1%), <em>Staphylococcus epidermidis</em> (14,2%), <em>Pseudomonas aeruginosa</em> (2,9%) và <em>Proteus species</em> (2,9%); không có bệnh nhân nào có liên cầu ; tỷ lệ cấy âm tính tương đối cao (42,9%). Kết quả kháng sinh đồ cho thấy: các loại kháng sinh nhạy với <em>Staphylococcus aureus</em> trong viêm mô bào là linezolid (chiếm 92,3%), moxifloxacin (chiếm 84,6%), synercid (chiếm 84,6%), ciprofloxacin (chiếm 76,9%) và levofloxacin (chiếm 76,9%). Các kháng sinh bị kháng bởi <em>Staphylococcus aureus</em> trong viêm mô bào đa số là amoxicillin/acid clavulanic (chiếm 92,3%), ceftriaxon (chiếm 92,3%), clindamycin (84,6%), erythromycin (chiếm 92,3%), oxacillin (chiếm 92,3%), penicillin (chiếm 92,3%), trimethoprim (chiếm 84,6%) và tetracyclin (chiếm 84,6%). Tại thời điểm 1 tuần và 2 tuần sau điều trị, kích thước thương tổn, số lượng bạch cầu, nồng độ CRP giảm có ý nghĩa thống kê so với trước điều trị. Sau 2 tuần điều trị, ở nhóm sử dụng kháng sinh linezolid, tỷ lệ đáp ứng tốt là 47,8%, cao hơn so với nhóm sử dụng kháng sinh khác (25%). Thời gian nằm viện điều trịtrung bình là 8,7±4,2 ngày.</p> <p><strong>Kết luận</strong>: Trong nhóm cấy mủ dương tính, vi khuẩn thường gặp nhất là <em>Staphylococcus aureus</em>. Các kháng sinh linezolide và nhóm quinolone như ciprofloxacin, levofloxacin, moxifloxacin là những thuốc còn độ nhạy với <em>Staphylococcus aureus</em> cao. Linezolid cho thấy có hiệu quả cao trong điều trị viêm mô bào.</p> 2024-11-29T00:00:00+08:00 Bản quyền (c) 2024 https://vjdv.vn/index.php/vjdv/article/view/180 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA BỆNH SẨN CỤC TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU TRUNG ƯƠNG 2024-11-01T15:43:01+08:00 Trang Trần Lê Linh drhuyentran@gmail.com Phương Phạm Thị Minh drhuyentran@gmail.com Vinh Nguyễn Thị Hà drhuyentran@gmail.com Doanh Lê Hữu drhuyentran@gmail.com Huyền Trần Thị drhuyentran@gmail.com <p><strong>Mục tiêu:</strong> Mô tả một số đặc điểm lâm sàng và phân tích các yếu tố liên quan của bệnh sẩn cục.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 109 người bệnh được chẩn đoán sẩn cục tại Bệnh viện Da liễu Trung ương từ tháng 09/2022 đến tháng 05/2023. Người bệnh được khai thác tiền sử, bệnh sử, được khám bệnh để đánh giá một số đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Tuổi trung bình của người bệnh là 41,5±19,0 tuổi; trong đó, thấp nhất là 4 tuổi và cao nhất là 85 tuổi; nhóm tuổi từ 40-60 chiếm tỷ lệ cao nhất (41,3%). Tỷ lệ nam giới (58,7%) cao hơn nữ giới (41,3%). Thời gian mắc bệnh trung bình là 17,5±32,9 tháng. Các loại thương tổn thường gặp nhất là cục (100%), sẩn (93,6%), dát tăng sắc tố (89,0%), vảy tiết (88,1%). Vị trí phân bố thường gặp nhất là chi thể (45,9%), kết hợp giữa chi thể và thân mình (36,7%). Phần lớn người bệnh (69,8%) có mức độ thương tổn trung bình, với số lượng sẩn, cục từ 20-100; mức độ hoạt động bệnh trung bình chiếm 57,8%. Đa số người bệnh (74,2%) có mức độ ngứa nhiều và rất nhiều, 39,5% người bệnh bị ảnh hưởng tới giấc ngủ, đặc biệt ở những người cao tuổi. Có mối tương quan đồng biến giữa tuổi và mức độ ngứa. Viêm da cơ địa và rối loạn tâm thần (stress) là hai bệnh đồng mắc hay gặp nhất với sẩn cục, lần lượt chiếm 20,2% và 7,3%.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Bệnh sẩn cục có diễn biến dai dẳng, lâm sàng đa dạng, ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống, giấc ngủ, đặc biệt là ở nhóm người bệnh lớn tuổi. Có mối tương quan đồng biến giữa tuổi và mức độ ngứa. Viêm da cơ địa và rối loạn tâm thần là hai bệnh đồng mắc hay gặp nhất với sẩn cục.</p> 2024-11-29T00:00:00+08:00 Bản quyền (c) 2024 https://vjdv.vn/index.php/vjdv/article/view/181 NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GIẢM ĐAU TRONG ZONA BẰNG UỐNG GABAPENTIN KẾT HỢP CHIẾU LASER HE-NE TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU THANH HÓA 2024-11-01T15:44:48+08:00 Diễn Lương Đức lanphamthi009@gmail.com Lệ Nguyễn Thị lanphamthi009@gmail.com Phương Phạm Thị Minh lanphamthi009@gmail.com Lan Phạm Thị lanphamthi009@gmail.com <p><strong>Mục tiêu:</strong> Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị giảm đau trong zona bằng uống gabapentin kết hợp với chiếu laser He-Ne tại Bệnh viện Da liễu Thanh Hóa từ tháng 4 đến tháng 11 năm 2022.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang và can thiệp lâm sàng so sánh trước và sau trên các bệnh nhân zona điều trị nội trú tại Bệnh viện Da liễu Thanh Hóa năm 2022. Các bệnh nhân có mức độ đau vừa và nặng được</p> <p>điều trị bằng uống dabapentin và chiếu laser He-Ne. Đánh giá mức độ đau theo thang điểm Likert sau 5, 10, 15 và 20 ngày điều trị, đánh giá mức độ hài lòng sau điều trị.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Trong số 268 bệnh nhân tham gia nghiên cứu, nhóm tuổi trên 50 tuổi gặp nhiều nhất (88,5%), thấp nhất là nhóm &lt;30 tuổi (1,9%). Thương tổn mảng da viêm đỏ chiếm tỷ lệ cao nhất (91,4%), tiếp đến là mụn nước, bọng nước (69,4%), sẹo gặp rất ít (4,5%). Vị trí tổn thương gặp ở các vùng đầu mặt cổ chiếm 28,4%, ở liên sườn chiếm tỷ lệ cao nhất (39,6%). Mức độ đau nặng chiếm tỷ lệ cao nhất (50,4%), tiếp đến là mức độ đau vừa (45,9%), đau nhẹ (3,7%). Ở nhóm 38 bệnh nhân zona có đau ở mức độ vừa và nặng, được điều trị bằng uống gabapentin và chiếu laser He-Ne, sau 5, 10, 15, 20 ngày, thang điểm Likert giảm nhanh, đặc biệt trong 10 ngày đầu điểm likert trung bình giảm 4,4 điểm (63,8%). Sau 20 ngày điều trị, điểm likert trung bình là 1,3±1,29 (giảm 5,6 điểm, tương đương 81,2%). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về phân loại mức độ đau trước và sau điều trị. Có tới 86,8% bệnh nhân hài lòng với kết quả điều trị.</p> <p><strong>Kết luận</strong>: Thương tổn mụn nước, bọng nước gặp ở hầu hết bệnh nhân zona. Mụn nước, bọng nước vỡ có nguy cơ bội nhiễm cao, cần lưu ý vấn đề đề phòng bội nhiễm trên các bệnh nhân nổi mụn nước, bóng nước. Điều trị bằng uống gabapentin kết hợp chiếu laser He-Ne cho kết quả giảm đau tốt.</p> 2024-11-29T00:00:00+08:00 Bản quyền (c) 2024 https://vjdv.vn/index.php/vjdv/article/view/182 HIỆU QUẢ BĂNG BỊT BẰNG MÀNG BỌC NYLON LÊN THUỐC BÔI TẠI CHỖ TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH VẢY NẾN THỂ MẢNG 2024-11-01T15:47:02+08:00 Hạnh Hoàng Hồng duythanh.nhdv@gmail.com Dũng Phạm Tiến duythanh.nhdv@gmail.com Thúy Trần Thị Thương duythanh.nhdv@gmail.com Hồng Đỗ Thúy duythanh.nhdv@gmail.com Phương Nguyễn Thị Lan duythanh.nhdv@gmail.com Ghi Đào Hữu duythanh.nhdv@gmail.com Thùy Nguyễn Thị Thanh duythanh.nhdv@gmail.com Thành Đào Duy duythanh.nhdv@gmail.com <p><strong>Mục tiêu: </strong>Đánh giá kết quả sử dụng màng bọc nylon băng bịt lên thuốc bôi tại chỗ trong điều trị người bệnh vảy nến thể mảng.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp: </strong>Can thiệp lâm sàng có nhóm chứng tự thân, không ngẫu nhiên trên 60 người bệnh được chẩn đoán bệnh vảy nến thể mảng điều trị nội trú tại Bệnh viện Da liễu Trung ương. Chi trên và dưới bên trái sử dụng màng bọc nylon băng bịt lên thuốc bôi tại chỗ từ 16h chiều hôm trước đến 6-7 giờ sáng hôm sau, chi trên và dưới bên phải không sử dụng màng bọc nylon. Đánh giá hiệu quả bằng chỉ số PASI các chi bên phải và trái tại thời điểm vào viện, sau 1 tuần điều trị, ra viện.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Điểm trung bình PASI tại thời điểm sau 1 tuần điều trị ở chi trên bên trái (nhóm băng bịt bằng màng bọc nylon) là 0,7±0,5 và chi trên bên phải (nhóm không băng bịt bằng màng bọc nylon) là 0,9±0,5 có sự khác biệt có ý nghĩa thông kê với (p&lt;0,01); Tại thời điểm ra viện, điểm trung bình PASI ở chi trên bên trái 0,4±0,4; chi trên bên phải 0,6±0,5 có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với (p&lt;0,01). Điểm trung bình PASI tại thời điểm sau 1 tuần điều trị ở chi dưới bên trái là 2,2±1,1 và ở chi dưới bên phải là 2,9±1,3; có sự khác biệt với (p&lt; 0,01). Tại thời điểm ra viện, điểm trung bình PASI ở chi dưới bên trái là 1,5±1,0 và ở chi dưới bên phải là 2,2±1,1; có sự khác biệt với (p&lt;0,01).</p> <p><strong>Kết luận: </strong>Sử dụng màng bọc nylon băng bịt lên thuốc bôi tại chỗ có hiệu quả điều trị bệnh vảy nến cao hơn so với nhóm không sử dụng màng bọc nylon.</p> 2024-11-29T00:00:00+08:00 Bản quyền (c) 2024 https://vjdv.vn/index.php/vjdv/article/view/183 CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG Ở BỆNH NHÂN DÀY SỪNG NANG LÔNG 2024-11-01T15:49:03+08:00 Phương Phạm Thị Minh drhagiang@gmail.com Giang Quách Thị Hà drhagiang@gmail.com Huyền Trần Thị drhuyentran@gmail.com Lan Dương Thị drhagiang@gmail.com Anh Ngô Thị Vân drhagiang@gmail.com Hương Vũ Xuân drhagiang@gmail.com Doanh Lê Hữu yenvuh18@gmail.com <p><strong>Mục tiêu: </strong>Khảo sát chất lượng cuộc sống (CLCS) ở bệnh nhân người lớn mắc dày sừng nang lông theo thang điểm Dermatology Life Quality Index (DLQI) và đánh giá một số yếu tố liên quan tới chất lượng cuộc sống.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp: </strong>Nghiên cứu mô tả, cắt ngang, tiến cứu trên 122 bệnh nhân dày sừng nang lông ở độ tuổi từ 18 trở lên được khảo sát CLCS bằng bộ câu hỏi DLQI tại Bệnh viện Da liễu Trung ương từ tháng 5/2023&nbsp; đến tháng 2/2024.</p> <p><strong>Kết quả: </strong>Trong số 122 bệnh nhân, có 41,8% bệnh nhân nam và 58,2% bệnh nhân nữ. Các bệnh nhân có độ tuổi trung bình là 25,1±7,9. Điểm DLQI trung vị của 122 bệnh nhân là 11,0±2,8. Có 98,4% bệnh nhân bị ảnh hưởng đến CLCS ở mức độ trung bình và nhiều. Không có sự khác biệt về điểm DLQI trung vị theo giới tính, nhóm tuổi, thời gian mắc bệnh và chỉ số BMI với p&gt;0,05. Có sự khác biệt về điểm DLQI trung vị giữa các mức độ bệnh nặng vừa nhẹ theo điểm diện tích da cơ thể (body surface area-BSA), điểm DLQL của mức độ bệnh trung bình và nặng đều lớn hơn so với điểm DLQI của nhóm mức độ nhẹ và điểm DLQI của nhóm nặng lớn hơn so với nhóm trung bình (p&lt;0,001). Đồng thời có mối liên quan thuận giữa điểm DLQI và tổng diện tích thương tổn BSA (R=0,596, p&lt;0,001)</p> <p><strong>Kết luận: </strong>Dày sừng nang lông ảnh hưởng đáng kể đến CLCS của bệnh nhân. Không có mối liên quan giữa điểm DLQI với giới tính, tuổi đến khám, thời gian mắc bệnh và chỉ số BMI song có mối liên quan với chỉ số BSA.</p> 2024-11-29T00:00:00+08:00 Bản quyền (c) 2024 https://vjdv.vn/index.php/vjdv/article/view/184 TÌNH TRẠNG LO ÂU, TRẦM CẢM, LOẠN THẦN TRÊN BỆNH NHÂN SẨN NGỨA 2024-11-01T15:51:34+08:00 Sương Nguyễn Thị Thảo trochauvan@gmail.com Phúc Nguyễn Việt Thanh trochauvan@gmail.com Tân Huỳnh Thanh trochauvan@gmail.com Tân Lê Thành trochauvan@gmail.com Trở Châu Văn trochauvan@gmail.com <p><strong>Mục tiêu:</strong> Khảo sát tình trạng lo âu, trầm cảm, loạn thần trên bệnh nhân sẩn ngứa tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 02/2023 đến tháng 10/2023.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 142 bệnh nhân sẩn ngứa ≥18 tuổi. Xác định lo âu, trầm cảm bằng thang đo Hospital Anxiety and Depression Scale (HADS) và loạn thần bằng bảng câu hỏi phỏng vấn Mini-International Neuropsychiatric Interview (MINI).</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Có 56,3% bệnh nhân sẩn ngứa có lo âu, 49,3% có trầm cảm, 36,0% có cả lo âu và trầm cảm (bao gồm bất thường và cận bất thường), 7,0% có loạn thần do rối loạn loạn thần, 4,9% có rối loạn khí sắc có biểu hiện loạn thần. Bệnh nhân ngứa ở mức độ nặng theo Numeric Rating Scale (NRS) có nguy cơ trầm cảm cao gấp 6,7 lần, nguy cơ lo âu cao gấp 6,0 lần so với mức độ ngứa trung bình, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p&lt;0,05); không có bệnh nhân ở mức độ ngứa nhẹ nào có lo âu, trầm cảm.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Những bệnh nhân sẩn ngứa có thể gặp phải tình trạng lo âu, trầm cảm, loạn thần do rối loạn loạn thần và rối loạn khí sắc có biểu hiện loạn thần. Mức độ ngứa càng nặng càng làm gia tăng nguy cơ lo âu và trầm cảm.</p> 2024-11-29T00:00:00+08:00 Bản quyền (c) 2024 https://vjdv.vn/index.php/vjdv/article/view/185 CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA BỆNH NHÂN MÀY ĐAY MẠN TÍNH TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU TRUNG ƯƠNG 2024-11-01T15:53:19+08:00 Hường Nguyễn Minh thuyvdl76@gmail.com Linh Nguyễn Thùy thuyvdl76@gmail.com Nhi Nguyễn Thị Thảo thuyvdl76@gmail.com Thu Lê Thị Hoài thuyvdl76@gmail.com Tuấn Nguyễn Doãn thuyvdl76@gmail.com Thùy Nguyễn Thị Thanh thuyvdl76@gmail.com <p><strong>Mục tiêu</strong>: Mày đay mạn tính là bệnh thường gặp, dai dẳng, khó điều trị, tuy lành tính nhưng ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nghiên cứu này nhằm đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân mày đay mạn tính tại Bệnh viện Da liễu Trung ương từ tháng 9/2022 tới tháng 11/2022.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 104 bệnh nhân mày đay mạn tính. Bệnh nhân được thu thập các thông tin tuổi, giới, nghề nghiệp, thu nhập, thời gian bị bệnh, khám đánh giá mức độ nặng của bệnh (chỉ số UAS) và được hỏi bộ câu hỏi đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân mày đay mạn tính CU-Q<sub>2</sub>oL.</p> <p><strong>Kết quả: </strong>Tuổi bị bệnh hay gặp trong nhóm nghiên cứu là 20-40 tuổi, chiếm 48,1%, nữ (64,4%) hay gặp hơn nam. Bệnh nhân có thời gian bị bệnh dưới 1 năm chiếm tỉ lệ cao nhất (68,3%). Chỉ số UAS trung bình của nhóm nghiên cứu là 4,08±1,03. Ảnh hưởng của triệu chứng ngứa, và các sẩn lànhiều nhất với 97,1% bệnh nhân bị ảnh hưởng bởi triệu chứng ngứa, mức độ ảnh hưởng trung bình 3,10±1,01; 96,2% bệnh nhân bị ảnh hưởng của các sẩn, mức độ ảnh hưởng trung bình 2,81±0,90. Công việc, giấc ngủ, tinh thần cũng bị ảnh hưởng đáng kể với 96,2%, 85,6%, và 61,5% tương ứng số bệnh nhân bị ảnh hưởng. Bệnh nhân mày đay mạn tính ít bị ảnh hưởng đến các hoạt động thể dục thể thao, sử dụng mĩ phẩm, hay lựa chọn đồ ăn, thuốc điều trị. Nữ giới bị ảnh hưởng nhiều hơn so với nam giới về sự ảnh hưởng do ngứa, và sự ảnh hưởng đến tinh thần (p&lt;0,05). Sử dụng thuốc điều trị làm giảm đáng kể triệu chứng ngứa, và giảm đáng kể sự ảnh hưởng đến công việc, giấc ngủ, tinh thần của bệnh nhân (p&lt;0,001).</p> <p><strong>Kết luận<em>: </em></strong>Bệnh nhân mày đay mạn tính bị ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống, trong đó ảnh hưởng nhiều nhất do triệu chứng ngứa và sẩn phù, sau đó là ảnh hưởng đến giấc ngủ, công việc, và tinh thần. Bệnh nhân bị ảnh hưởng ít đến hoạt động thể dục thể thao, lựa chọn đồ ăn, hay việc sử dụng mĩ phẩm, thuốc điều trị. Nữ giới bị ảnh hưởng nhiều do triệu chứng ngứa, và bị ảnh hưởng nhiều đến tính thần hơn so với nam giới. Sử dụng thuốc điều trị làm giảm đáng kể sự ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.</p> 2024-11-29T00:00:00+08:00 Bản quyền (c) 2024 https://vjdv.vn/index.php/vjdv/article/view/188 ĐỒNG THUẬN CHUYÊN GIA VỀ VAI TRÒ CỦA DƯỢC MỸ PHẨM TRONG QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU TRỊ MỤN TRỨNG CÁ* 2024-11-01T15:58:54+08:00 Doanh Lê Hữu lehuudoanh@gmail.com Hà Vũ Thái yenvuh18@gmail.com Minh Vũ Nguyệt yenvuh18@gmail.com Lan Phạm Thị yenvuh18@gmail.com Phương Phạm Thị Minh yenvuh18@gmail.com Hiền Đỗ Thị Thu yenvuh18@gmail.com Lượng Vũ Huy yenvuh18@gmail.com Minh Nguyễn Quang yenvuh18@gmail.com Hoa Nguyễn Thị yenvuh18@gmail.com <p>Mụn trứng cá (MTC) là một trong những bệnh da thường gặp gây ảnh hưởng đến 80-85% thanh thiếu niên, chiếm khoảng 1/5 số bệnh nhân (BN) đến khám tại Bệnh viện Da liễu trung ương (BVDLTW), đứng thứ 2 trong gánh nặng bệnh da toàn cầu (sau các bệnh viêm da). Hiện nay, MTC đã có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả, tuy nhiên cả bác sĩ và bệnh nhân luôn muốn tìm ra các phương pháp điều trị hiệu quả cao hơn, ít tác dụng phụ hơn. Gần đây, sự chú ý đang tập trung hơn cho việc sử dụng mỹ phẩm, dược mỹ phẩm* (MP/DMP) trong điều trị MTC. Dược mỹ phẩm (DMP)* (dermocosmetics or cosmeceuticals) là danh từ chưa được sử dụng chính thức ở Việt Nam (tạm sử dụng danh từ này trong bản đồng thuận). Đây là các sản phẩm chăm sóc da chứa hoạt chất đã được chứng minh là có hiệu quả nhằm cải thiện hoặc giảm triệu chứng liên quan trong điều trị các tình trạng da khác nhau qua thử nghiệm invivo hoặc invitro. Ngoài hiệu quả duy trì chức năng hàng rào bảo vệ da, DMP* còn có hiệu quả trong tác động lên các cơ chế sinh bệnh MTC qua nhiều nghiên cứu đã được tiến hành. Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam chưa có hướng dẫn sử dụng dược mỹ phẩm* trong điều trị MTC, do đó, chúng tôi xây dựng đồng thuận này nhằm mục đích cung cấp hướng dẫn cho các bác sĩ trong việc lựa chọn MP/DMP* để điều trị MTC.</p> 2024-11-29T00:00:00+08:00 Bản quyền (c) 2024 https://vjdv.vn/index.php/vjdv/article/view/189 GIÁ TRỊ CỦA MÔ BỆNH HỌC TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH DA 2024-11-01T16:00:28+08:00 Yến Lê Thị Hải Haiyendlvn@gmail.com Hòa Phạm Đình yenvuh18@gmail.com Minh Bùi Thị Phương yenvuh18@gmail.com <p>Mô bệnh học được coi là “tiêu chuẩn vàng” trong chẩn đoán các bệnh ngoài da. Giá trị mô bệnh học được đánh giá cả trong trong bệnh lý u da và bệnh lý viêm da. Mục đích của nghiên cứu này là xem xét các nghiên cứu và tính toán mức độ thống nhất giữa chẩn đoán lâm sàng và mô bệnh học, tìm ra loại bệnh lý nào có độ phù hợp cao nhất; để xác định các loại bệnh lý và vùng giải phẫu được chọn để sinh thiết có giá trị chẩn đoán nhất để sinh thiết. Nghiên cứu được tiến hành ngẫu nhiên trên 600 bệnh nhân sinh thiết da từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2024 tại Bệnh viện Da liễu Trung ương, được so sánh đối chiếu giữa chẩn đoán lâm sàng và mô bệnh học: 400 bệnh nhân bệnh lý viêm da và 200 bệnh nhân u da. Việc đánh giá được thực hiện bằng xem xét sự tương đồng giữa chẩn đoán lâm sàng và mô bệnh học. Kết quả cho thấy, có 336 bệnh nhân (56%) là nữ; tuổi trung bình của các bệnh nhân là 33,4. Ba vị trí phổ biến nhất mà sinh thiết da được lấy theo thứ tự giảm dần là chi dưới (234; 39%), đầu, cổ, da đầu và tóc (198; 33%) và thân mình (168; 28%). Sự phù hợp lâm sàng và mô bệnh học là 73,7% (sự phù hợp một phần 48,2%, sự phù hợp hoàn toàn 25,5%). Sinh thiết niêm mạc miệng và môi có độ phù hợp thấp nhất (56%). Tỷ lệ chẩn đoán phù hợp hoàn toàn cao nhất đối với ba chẩn đoán sau: khối u ác tính, 89%; bệnh mụn nước, 87%; bệnh da sẩn vảy, vảy nến, 87%.</p> 2024-11-29T00:00:00+08:00 Bản quyền (c) 2024 https://vjdv.vn/index.php/vjdv/article/view/190 KĨ THUẬT SINH THIẾT DA BẰNG PUNCH 2024-11-01T16:01:56+08:00 Yến Lê Thị Hải yenvuh18@gmail.com Hòa Phạm Đình duythanh.nhdv@gmail.com Minh Bùi Thị Phương yenvuh18@gmail.com <p>Sinh thiết da là kĩ thuật đơn giản nhưng rất quan trọng để chẩn đoán các bệnh lý về da. Thực hiện kĩ thuật đúng cách sẽ giúp đưa ra kết quả mô bệnh học chính xác. Điều này có liên quan tới chỉ định, lựa chọn đúng vị trí sinh thiết, thực hiện đúng quy trình thực hiện kĩ thuật, xử lý bệnh phẩm và chăm sóc sau sinh thiết. Sinh thiết da bằng punch là kĩ thuật phổ biến nhất do đơn giản, dễ thực hiện, ít biến chứng và có thể lấy được đủ mẫu mô cần thiết để làm xét nghiệm.</p> 2024-11-29T00:00:00+08:00 Bản quyền (c) 2024 https://vjdv.vn/index.php/vjdv/article/view/186 TRƯỜNG HỢP CA BỆNH MÓNG TÔM (SHRIMP NAIL) 2024-11-01T15:54:55+08:00 Hùng Nguyễn Mạnh drhagiang@gmail.com Giang Quách Thị Hà drhagiang@gmail.com Lượng Vũ Huy drhagiang@gmail.com Quỳnh Dương Thị Thúy drhagiang@gmail.com <p>Bệnh móng tôm (shrimp nail) là một bệnh lý móng hiếm gặp, gây ra bởi chứng mất móng hay thay móng (onychomadesis) do ngừng phát triển của mầm móng (matrix móng) xảy ra lặp đi lặp lại.&nbsp;Dấu hiệu điển hình là tổn thương móng bong kiểu lợp ngói, giống như lưng tôm.&nbsp;Chẩn đoán bằng thăm khám lâm sàng.&nbsp;Bệnh tiến triển chậm, có thể tự khỏi sau nhiều tháng, thậm chí hàng năm, tuy nhiên, trong một số trường hợp có biến chứng hoặc ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ thì việc điều trị cũng nên được cân nhắc. Điều trị chủ yếu là điều trị tại chỗ hoặc phẫu thuật. Trong bài này, chúng tôi xin được báo cáo một trường hợp bệnh nhân nam 20 tuổi với các biểu hiện của bệnh này.</p> 2024-11-29T00:00:00+08:00 Bản quyền (c) 2024 https://vjdv.vn/index.php/vjdv/article/view/187 CA LÂM SÀNG ĐIỀU TRỊ SÙI MÀO GÀ BẰNG DUNG DỊCH KẼM SULPHATE 10% 2024-11-01T15:56:51+08:00 Nhâm Nguyễn Duy dr.ndnham@gmail.com Tráng Nguyễn Mậu dr.ndnham@gmail.com Tâm Trần Thị Thanh dr.ndnham@gmail.com Thảo Ngô Minh dr.ndnham@gmail.com Phương Nguyễn Hà dr.ndnham@gmail.com Lượng Vũ Huy dr.ndnham@gmail.com Sáu Nguyễn Hữu dr.ndnham@gmail.com <p>Sùi mào gà là bệnh lý lây truyền qua đường tình dục gây ra bởi virus human papilloma (HPV) với đặc trưng là các tổn thương u nhú bề mặt sùi ở vùng sinh dục, hậu môn, các vùng niêm mạc khác có thể bị ảnh hưởng mặc dù ít gặp, ảnh hưởng tới tâm lý cho người bệnh. Chúng tôi báo cáo một ca bệnh sùi mào gà được điều trị bằng dung dịch kẽm sulphate 10%. Sau điều trị 1,5 tháng, các tổn thương u nhú thoái triển dần và sau đó biến mất. Tác dụng phụ ít và nhẹ, chủ yếu là cảm giác châm chích tại vùng điều trị.</p> 2024-11-29T00:00:00+08:00 Bản quyền (c) 2024 https://vjdv.vn/index.php/vjdv/article/view/192 muc luc 2024-11-29T17:50:32+08:00 muc luc yenvuh18@gmail.com <p>muc luc</p> 2024-11-29T00:00:00+08:00 Bản quyền (c) 2024 https://vjdv.vn/index.php/vjdv/article/view/193 Bìa 2024-11-29T17:54:22+08:00 Bia Bia yenvuh18@gmail.com <p>Bìa</p> 2024-11-29T00:00:00+08:00 Bản quyền (c) 2024