http://vjdv.vn/index.php/vjdv/issue/feed Tạp chí Da liễu học Việt Nam 2024-06-12T23:36:30+08:00 TS.BS Vũ Hải Yến - Trung tâm TNLS - BV Da liễu TW tapchidalieuvietnam.tw@gmail.com Open Journal Systems <p>Tạp chí “Da liễu học Việt Nam” (Tiếng Anh: Vietnamese Journal of Dermatology and Venereology) thuộc Hội Da liễu Việt Nam, xuất bản 4 số mỗi năm bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh.</p> <p>Tạp chí Da liễu học Việt Nam hoạt động với mục đích, tôn chỉ là phổ biến, trao đổi thông tin trong lĩnh vực chuyên ngành da liễu; đăng tải các công trình nghiên cứu khoa học; chuyển giao công nghệ - kinh tế và khoa học kỹ thuật liên quan đến lĩnh vực da liễu.</p> <p>Phạm vi của tạp chí là tất cả các bài báo khoa học, bài tổng quan, giới thiệu ca lâm sàng, … có liên quan tới chuyên ngành da liễu trong và ngoài nước. Tạp chí công bố các công trình nghiên cứu liên quan đến mô hình bệnh tật, các phương pháp chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh thuộc chuyên ngành da liễu. Ngoài ra, tạp chí còn đăng tải các bài tổng quan, cập nhật thông tin, kiến thức, hướng dẫn chẩn đoán, điều trị trong chuyên ngành da liễu trong nước và quốc tế; đăng tải các bài ca lâm sàng đặc biệt trong chuyên ngành da liễu.</p> <p>Tạp chí Da liễu học Việt Nam được biết tới là một tạp chí chuyên ngành có uy tín trong lĩnh vực da liễu. Các bài báo về nghiên cứu khoa học đăng trong Tạp chí được bình duyệt một cách nghiêm ngặt bởi ít nhất 2 chuyên gia. Hội đồng biên tập tạp chí bao gồm các nhà khoa học có uy tín (Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ…) trong chuyên ngành da liễu nhằm đảm bảo chất lượng và tính khách quan, khoa học cho các bài viết đăng trên Tạp chí.</p> http://vjdv.vn/index.php/vjdv/article/view/165 QUẢN LÝ MỤN TRỨNG CÁ: TÓM TẮT CÁC KHUYẾN CÁO CỦA NICE, VƯƠNG QUỐC ANH NĂM 2023 * 2024-04-29T21:55:28+08:00 Hà Vũ Thái drhaderm@gmail.com Trang Trương Thị Huyền yenvuh18@gmail.com Minh Nguyễn Quang tomsonnguyen@gmail.com Vân Thái Thị Diệu yenvuh18@gmail.com <p>Cần cung cấp thông tin rõ ràng và phù hợp với nhu cầu và mối quan tâm của những người bị mụn trứng cá. Các chủ đề cần bao gồm: nguyên nhân có thể gây mụn trứng cá, các phương pháp điều trị, bao gồm cả các phương pháp không cần kê đơn nếu thích hợp, lợi ích và hạn chế của các phương pháp điều trị, tác động tiềm ẩn của mụn trứng cá, sự quan trọng của việc tuân thủ điều trị, tái phát trong, sau điều trị.</p> 2024-06-12T00:00:00+08:00 Bản quyền (c) 2024 http://vjdv.vn/index.php/vjdv/article/view/166 HƯỚNG DẪN DỰA TRÊN BẰNG CHỨNG ĐIỀU TRỊ RỤNG TÓC ANDROGEN Ở PHỤ NỮ VÀ NAM GIỚI* 2024-04-29T21:57:38+08:00 Hà Vũ Thái drhaderm@gmail.com Trang Trương Thị Huyền yenvuh18@gmail.com Minh Nguyễn Quang trungvan@ump.edu.vn Vân Thái Thị Diệu yenvuh18@gmail.com <p>Rụng tóc androgen (Androgenetic alopecia – AGA) là rối loạn rụng tóc phổ biến nhất, ảnh hưởng đến cả nam và nữ. Các dấu hiệu ban đầu của rụng tóc androgen thường xuất hiện trong thời kỳ dậy thì dẫn đến mất tóc tiến triển theo hình dạng mẫu. Hơn nữa, tần suất của nó tăng lên theo tuổi và ảnh hưởng đến tới 80% nam da trắng và 42% phụ nữ. Bệnh nhân mắc phải rụng tóc androgen có thể gặp phải sự suy giảm đáng kể về chất lượng cuộc sống. Diễn đàn Da liễu Châu Âu (EDF) khởi xướng một dự án để phát triển hướng dẫn dựa trên bằng chứng cho điều trị rụng tóc androgen. Dựa trên nghiên cứu tổng quan hệ thống, hiệu quả của các phương pháp điều trị hiện có đã được đánh giá và các khuyến nghị điều trị đã được thông qua trong một hội nghị đồng thuận. Mục đích của hướng dẫn là cung cấp cho các bác sĩ da liễu một công cụ dựa trên bằng chứng để lựa chọn một phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn cho bệnh nhân mắc phải rụng tóc androgen.</p> 2024-06-12T00:00:00+08:00 Bản quyền (c) 2024 http://vjdv.vn/index.php/vjdv/article/view/164 TRƯỜNG HỢP NHIỄM HERPES SIMPLEX Ở TRẺ SƠ SINH 2024-04-29T21:53:38+08:00 Minh Vũ Nguyệt minhnguyet93@yahoo.com Hùng Nguyễn Mạnh dr.dangvanem@yahoo.com <p>Nhiễm virus herpes simplex ở trẻ sơ sinh thường lây truyền trong quá trình sinh nở.&nbsp;Một dấu hiệu điển hình là phát ban mụn nước, có thể kèm theo hoặc tiến triển thành bệnh lan tỏa hoặc bệnh lý thần kinh.&nbsp;Chẩn đoán bằng nuôi cấy virus, xét nghiệm PCR, miễn dịch huỳnh quang kính hiển vi điện tử hoặc ELISA.&nbsp;Điều trị bằng acyclovir&nbsp;tiêm liều cao&nbsp;và chăm sóc hỗ trợ. Trong bài này, chúng tôi xin được báo cáo một trường hợp trẻ nam 16 ngày tuổi với các biểu hiện của bệnh này.</p> 2024-06-12T00:00:00+08:00 Bản quyền (c) 2024 http://vjdv.vn/index.php/vjdv/article/view/162 NỒNG ĐỘ HOMOCYSTEINE HUYẾT THANH Ở BỆNH NHÂN BẠCH BIẾN KHÔNG PHÂN ĐOẠN VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN 2024-04-29T21:49:05+08:00 Nhận Huỳnh Thị Công trungvan@ump.edu.vn Trung Văn Thế trungvan@ump.edu.vn <p><strong>Mục tiêu</strong>: Khảo sát sự khác biệt nồng độ homocysteine huyết thanh giữa bệnh nhân bạch biến không phân đoạn với người khỏe mạnh và mối liên quan giữa nồng độ homocysteine huyết thanh với các đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp</strong>: Nghiên cứu bệnh – chứng trên bệnh nhân bạch biến không phân đoạn và người khỏe mạnh đến khám tại Bệnh viện Da liễu TPHCM. Chẩn đoán dựa vào khám lâm sàng và soi đèn Wood. Xét nghiệm máu định lượng nồng độ homocystein bằng xét nghiệm miễn dịch một bước sử dụng công nghệ vi hạt hóa phát quang.</p> <p><strong>Kết quả</strong>: 46 bệnh nhân bạch biến không phân đoạn và 44 người khỏe mạnh được đưa vào nghiên cứu. Nồng độ homocysteine ở nhóm bệnh nhân bạch biến không phân đoạn cao hơn nhóm chứng có ý nghĩa thống kê [13,40 (9,97 – 16,90)µmol/L và 9,92 (7,38 – 13,09)µmol/L; p&lt;0,001]. Nồng độ homocysteine ở nhóm bạch biến tiến triển cao hơn có ý nghĩa so với nhóm ổn định [16,17 (14,51 – 19,97) và 11,89 (9,71 – 15,07)µmol/L; p&lt;0,05], ở nhóm bạch biến có hiện tượng Koebner cao hơn có ý nghĩa so với nhóm không có hiện tượng Koebner [16,05 (12,14 – 23,73) và 12,46 (9,63 – 16,17)µmol/L; p&lt;0,05].</p> <p><strong>Kết luận</strong>: Nồng độ homocysteine ở nhóm bệnh nhân bạch biến không phân đoạn cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm người khỏe mạnh. Có sự tăng có ý nghĩa thống kê nồng độ homocysteine ở nhóm bệnh nhân bạch biến tiến triển so với nhóm ổn định, nhóm có hiện tượng Koebner so với nhóm không có hiện tượng Koebner.</p> <p><em>Ngày nhận bài: 29/06/2023</em></p> <p><em>Ngày phản biện: 06/08/2023</em></p> <p><em>Ngày chấp nhận đăng: 28/02/2024</em></p> 2024-06-12T00:00:00+08:00 Bản quyền (c) 2024 http://vjdv.vn/index.php/vjdv/article/view/157 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA BỆNH TRỨNG CÁ THÔNG THƯỜNG MỨC ĐỘ TRUNG BÌNH – NẶNG TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU TRUNG ƯƠNG 2024-04-29T21:34:09+08:00 Dung Vũ Thị Phương lehuudoanh@gmail.com Phương Phạm Thị Minh lehuudoanh@gmail.com Hiền Đỗ Thị Thu lehuudoanh@gmail.com Khánh Đào Trọng lehuudoanh@gmail.com Doanh Lê Hữu lehuudoanh@gmail.com <p><strong>Mục tiêu:</strong> Khảo sát đặc điểm lâm sàng, một số yếu tố liên quan của bệnh trứng cá thông thường mức độ trung bình – nặng tại Bệnh viện Da liễu Trung ương.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành trên 136 bệnh nhân trứng cá thông thường mức độ trung bình – nặng (theo phân loại của Karen McCoy) tại Bệnh viện Da liễu Trung ương từ tháng 8/2022 đến tháng 9/2023. Các thông tin thu thập bao gồm: giới tính, tuổi, thời gian mắc bệnh, yếu tố gia đình, các yếu tố làm nặng tình trạng trứng cá (corticoid, cạy nặn mụn, dùng mỹ phẩm bôi), các loại tổn thương cơ bản (mụn đầu đen, mụn đầu trắng, sẩn đỏ, mụn mủ, cục nang, dát đỏ, dát thâm, sẹo lõm, sẹo lồi).</p> <p><strong>Kết quả: </strong>Các bệnh nhân có độ tuổi trung bình là 20,9 ± 5,3 trong đó nữ giới chiếm 65,4%. Các yếu tố làm nặng tình trạng trứng cá bao gồm thói quen cạy nặn mụn, dùng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, dùng thuốc bôi chứa corticoid lần lượt gặp ở 49,3%, 60,3% và 11% các bệnh nhân. Tổn thương cơ bản gặp ở các đối tượng nghiên cứu bao gồm: mụn đầu đen (97,1%), mụn đầu trắng (95,5%), sẩn đỏ (88,2%), mụn mủ (62,5%), cục nang (7,4%), dát đỏ (73,5%), dát thâm (99,3%), sẹo lõm (64%).</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Trứng cá thông thường mức độ trung bình – nặng có sự kết hợp đa dạng các tổn thương viêm và không viêm, đồng thời tỷ lệ các tổn thương sau mụn như dát đỏ, dát thâm và sẹo lõm cao. Những kết quả này khuyến nghị cần điều trị tích cực cho các bệnh nhân trứng cá thông thường mức độ trung bình – nặng để hạn chế tối đa tiến triển và các biến chứng của bệnh.</p> <p><em>Ngày nhận bài: 16/9/2023</em></p> <p><em>Ngày phản biện: 29/9/2023</em></p> <p><em>Ngày chấp nhận đăng: 25/10/2023</em></p> 2024-06-12T00:00:00+08:00 Bản quyền (c) 2024 http://vjdv.vn/index.php/vjdv/article/view/158 KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TRỨNG CÁ THÔNG THƯỜNG MỨC ĐỘ VỪA VÀ NẶNG BẰNG UỐNG ISOTRETINOIN KẾT HỢP VỚI AZITHROMYCIN LIỀU XUNG 2024-04-29T21:37:45+08:00 Thương Nguyễn Thế dr.dangvanem@yahoo.com.vn Hiền Đỗ Thị Thu dr.dangvanem@yahoo.com Vinh Nguyễn Thị Hà dr.dangvanem@yahoo.com Em Đặng Văn dr.dangvanem@yahoo.com <p><strong>Mục tiêu:</strong>&nbsp; Đánh giá hiệu quả điều trị trứng cá vừa và nặng bằng uống isotretinoin kết hợp với azithromycin liều xung so với uống isotretinoin đơn thuần.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp:</strong> Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng trên 62 bệnh nhân trứng cá vừa và nặng. Nhóm nghiên cứu dùng isotretinoin: liều 0,3 mg – 0,5mg/kg/ngày, uống 1 lần ngay sau ăn tối&nbsp; x 12 tuần, azithromycin uống 500mg/ngày x 3 ngày liên tiếp/tuần x 4 tuần; nhóm đối chứng: isotretinoin: liều 0,3 mg – 0,5mg/kg/ngày (tương đương 20 mg/ngày), uống 1 lần ngay sau ăn tối&nbsp; x 12 tuần. Đánh giá trong và sau điều trị: kết quả điều trị được thực hiện ở thời điểm 2, 4, 8 và 12 tuần sau điều trị: số lượng tổn thương viêm, số lượng tổn thương viêm, bùng phát trứng cá (xuất hiện tổn thương cục/nang mới), và sự hài lòng của bệnh nhân; tác dụng phụ được đánh giá liên tục trên lâm sàng, xét nghiệm sinh hóa máu (ure, creatinin, AST, ALT, cholesterol và triglycerid) và thử thai nước tiểu (với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ) được thực hiện mỗi 4 tuần.</p> <p><strong>Kết quả: </strong>Trong nhóm phối hợp<strong>, </strong>số lượng tổn thương viêm không thay đổi sau 2 tuần, nhưng giảm đáng kể sau 4 tuần, 8 tuần và 12 tuần. Trong khi nhóm isotretinoin đơn thuần có tăng số lượng tổn thương viêm sau 2 và 4 tuần, và giảm xuống sau 8 tuần và 12 tuần. Không có sự khác biệt về mức độ giảm tổn thương viêm và không viêm sau 12 tuần điều trị ở cả 2 nhóm. 96,8% bệnh nhân trong nhóm phối hợp hài lòng với kết quả điều trị cao hơn có ý nghĩa so với 83,7% bệnh nhân ở nhóm đơn độc. Tác dụng phụ chính ở cả 2 nhóm là khô môi, khô da mặt và không có sự khác biệt giữa 2 nhóm.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Phối hợp isotretion đường uống với azithromycin liều xung làm giảm nguy cơ bùng phát trứng cá trong 4 tuần đầu và tăng sự hài lòng của bệnh nhân. Không có sự ưu việt về hiệu quả điều trị sau 8 và 12 tuần.</p> <p><em>Ngày nhận bài: 10/03/2023</em></p> <p><em>Ngày phản biện:</em> <em>21/03/2023</em></p> <p><em>Ngày chấp nhận đăng:</em> <em>30/03/2023</em></p> 2024-06-12T00:00:00+08:00 Bản quyền (c) 2024 http://vjdv.vn/index.php/vjdv/article/view/159 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TRỨNG CÁ MỨC ĐỘ TRUNG BÌNH BẰNG MINOCYCLIN 2024-04-29T21:40:24+08:00 Ngân Lạc Thị Kim ltkngan@ctump.edu.vn Trang Nguyễn Thị Thùy ltkngan@ctump.edu.vn Linh Quách Ngọc ltkngan@ctump.edu.vn Thư Lê Thị Minh ltkngan@ctump.edu.vn Bá Huỳnh Văn bs.ba_fob@yahoo.com.vn <p><strong>Mục tiêu:</strong> Mô tả đặc điểm lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị mụn trứng cá mức độ trung bình bằng minocyclin đường uống.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp:</strong> Thử nghiệm lâm sàng trên 90 bệnh nhân trứng cá mức độ trung bình điều trị bằng minocyclin tại Bệnh viện Da liễu Cần Thơ từ tháng 5/2022 đến tháng 10/2022. Bệnh nhân được điều trị theo phác đồ minocyclin 100mg 1 viên uống 1 lần/ngày trong 8 tuần và bệnh nhân được khám và đánh giá hiệu quả điều trị sau 2, 4, 8 tuần.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Nhóm tuổi từ 18-24 tuổi (chiếm 52,2%). Nữ chiếm 57,8%, hầu hết là học sinh-sinh viên (87,8%). Đa phần bệnh nhân từng được điều trị (92,2%) và một số bệnh nhân có tiền sử gia đình bị mụn trứng cá (32,2%). Mặt là vị trí phân bố chủ yếu chiếm tỉ lệ 100%. Sang thương sẩn, mụn đầu trắng thường gặp nhiều nhất (100%). Số lượng thương tổn viêm và không viêm ở thời điểm 8 tuần giảm 71,6% và 60,7% so với thời điểm T0, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p&lt;0,001. Điểm số GAGs giảm dần sau 8 tuần so với lúc ban đầu. Tỷ lệ đáp ứng tốt và trung bình khi điều trị bằng minocyclin sau 8 tuần lần lượt là 53,4% và 46,7%. Một số tác dụng không mong muốn được ghi nhận gồm 8,9% trường hợp nhức đầu, 6,7% trường hợp chóng mặt và 17,8% bị rối loạn tiêu hóa.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Mụn trứng cá mức độ trung bình phân bố chủ yếu ở mặt với dạng sang thương sẩn, mụn đầu trắng, đầu đen chiếm phần nhiều. Điều trị mụn trứng cá mức độ trung bình bằng minocyclin đã cải thiện đáng kể triệu chứng lâm sàng, đặc biệt là đối với các thương tổn viêm.</p> <p><em>Ngày nhận bài:27/12/2023</em></p> <p><em>Ngày phản biện:05/02/2024</em></p> <p><em>Ngày chấp nhận đăng:25/03/2024</em></p> 2024-06-12T00:00:00+08:00 Bản quyền (c) 2024 http://vjdv.vn/index.php/vjdv/article/view/160 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN SẸO LỒI TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU TRUNG ƯƠNG 2024-04-29T21:42:45+08:00 Trang Nguyễn Thu drhaderm@gmail.com Sơn Nguyễn Hồng drhaderm@gmail.com Nghị Đinh Hữu drhaderm@gmail.com Doanh Lê Hữu lehuudoanh@gmail.com Bách Trần Hữu drhaderm@gmail.com Hà Vũ Thái drhaderm@gmail.com <p><strong>Mục tiêu: </strong>Khảo sát đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân mắc sẹo lồi tại Bệnh viện Da liễu Trung ương.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp: </strong>Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 52 bệnh nhân được chẩn đoán là mắc sẹo lồi đến khám tại Bệnh viện Da liễu trung ương từ tháng 9/2022 đến tháng 4/2023.</p> <p><strong>Kết quả</strong>: Tuổi trung bình của bệnh nhân mắc sẹo lồi là 31,2 ± 13,4, với tuổi khởi phát sẹo lồi chủ yếu từ 10 – 30 tuổi chiếm 69,2%, với tỉ lệ nam/nữ mắc bằng nhau. Biểu hiện cơ năng thường gặp là ngứa (67,3%), đau (19,2%); số lượng sẹo đơn độc chiếm 53,8%, 2 – 10 sẹo: 36,6% và hơn 10 sẹo: 9,6%. Trứng cá là nguyên nhân chủ yếu gây sẹo lồi (63,5%), tiếp theo là chấn thương (21,2%) với vị trí gặp nhiều nhất là ngực, trước xương ức (48,1%), vai (17,3%), vành tai (13,5%) và các vị trí khác (21,1%). Tiền sử gia đình có người thân mắc sẹo lồi liên quan đến độ dày của sẹo (OR = 4,706, p&lt;0,05) và sẹo lớn hơn 3 năm liên quan đến điểm VSS cao hơn (p&lt;0,01).</p> <p><strong>Kết luận: </strong>Sẹo lồi có ảnh hưởng chủ yếu tới thanh thiếu niên, có diễn biến đa dạng và ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.</p> <p><em>Ngày nhận bài: 31/07/2023</em></p> <p><em>Ngày phản biện: 29/08/2023</em></p> <p><em>Ngày chấp nhận đăng: 06/10/2023</em></p> 2024-06-12T00:00:00+08:00 Bản quyền (c) 2024 http://vjdv.vn/index.php/vjdv/article/view/161 ĐIỀU TRỊ ĐAU DO ZONA BẰNG TIÊM TẠI CHỖ BOTULINUM TOXIN TẠI BỆNH VIỆN PHONG DA LIỄU TRUNG ƯƠNG QUỲNH LẬP 2024-04-29T21:46:38+08:00 Sỹ Đặng Trung tranhaukhang@gmail.com Dương Nguyễn Việt tranhaukhang@gmail.com Phương Phạm Thị Minh tranhaukhang@gmail.com Hà Vũ Thái tranhaukhang@gmail.com Khang Trần Hậu tranhaukhang@gmail.com <p><strong>Mục tiêu:</strong> Đánh giá hiệu quả giảm đau do zona bằng tiêm tại chỗ Botulinum toxin.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp:</strong> Thử nghiệm lâm sàng, không đối chứng trên 34 bệnh nhân được chẩn đoán xác định đau do zona, được tiêm tại chỗ Botulinum toxin đến khám và điều trị tại Bệnh viện Phong da liễu Trung ương Quỳnh Lập từ tháng 02/2022 đến tháng 12/2022.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Tuổi trung bình 58,6 ± 18,9, nữ giới chiếm 58,8%, thời gian mắc bệnh trung bình 20,2 ± 8,9 ngày. Triệu chứng lâm sàng đau chói (100%), đau bỏng rát (50,0%), dị cảm (52,9%), tăng cảm giác (32,4%). Vị trí tổn thương thân mình chiếm 58,8%. Mức độ nặng 67,7%, điểm VAS trung bình 7,0 ± 1,0. Kết quả điều trị giảm đau, điểm VAS trung bình giảm theo thời gian điều trị, tại thời điểm 12 tuần điểm VAS giảm còn 2,3 ± 1,8; có sự khác biệt trước điều trị và sau điều trị với p&lt;0,05. Tỷ lệ cải thiện điểm VAS ≥ 50% tăng dần theo thời gian tại thời điểm sau điều trị 1 tuần (70,6%); sau điều trị 12 tuần tăng lên 85,3%.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Tiêm tại chỗ Botulinum toxin có thể là một lựa chọn điều trị cho bệnh nhân đau do zona.</p> <p><em>Ngày nhận bài: 20/04/2023</em></p> <p><em>Ngày phản biện: 27/04/2023</em></p> <p><em>Ngày chấp nhận đăng: 08/05/2023</em></p> 2024-06-12T00:00:00+08:00 Bản quyền (c) 2024 http://vjdv.vn/index.php/vjdv/article/view/163 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH VẢY NẾN THÔNG THƯỜNG MỨC ĐỘ TRUNG BÌNH BẰNG UVB DẢI HẸP TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU THANH HÓA 2024-04-29T21:51:02+08:00 Sơn Lê Trường nguyenvanthuongdlvn@gmail.com Vinh Nguyễn Thị Hà drhaderm@gmail.com Hiền Đỗ Thị Thu yenvuh18@gmail.com Thường Nguyễn Văn yenvuh18@gmail.com <p><strong>Mục tiêu:</strong> Đánh giá kết quả điều trị bệnh vảy nến thể thông thường mức độ trung bình bằng UVB dải hẹp tại Bệnh viện Da liễu Thanh Hóa.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp:</strong> Thử nghiệm lâm sàng, không đối chứng trên 61 người bệnh chẩn đoán vảy nến thể thông thường mức độ trung bình điều trị bằng UVB dải hẹp tại Bệnh viện Da Liễu Thanh Hóa từ tháng 01/2022 đến tháng 12/2022.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Điểm PASI trung bình sau 8 lần chiếu giảm từ 17,1±3,1 xuống còn 11,4±3,4; sau 16 lần chiếu giảm còn 7,8±2,4; sau 25 lần chiếu giảm xuống còn 5,1±0,3. Phần lớn đối tượng có điểm PASI giảm ≥75% (65,6%). Số lần chiếu trung bình đạt PASI75 là 18,8±6,2 lần. Tác dụng không mong muốn gồm 19,7% đối tượng có đỏ da độ I (thời gian xuất hiện là 1,5 ngày); 9,8% ngứa (thời gian xuất hiện 9 ngày); 3,3% viêm bờ mi.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Điều trị bệnh vảy nến thông thường mức độ trung bình bằng UVB dải hẹp có hiệu quả và ít gặp các tác dụng phụ.</p> <p><em>Ngày nhận bài: 20/05/2023</em></p> <p><em>Ngày phản biện: 10/06/2023</em></p> <p><em>Ngày chấp nhận đăng: 20/06/2023</em></p> 2024-06-12T00:00:00+08:00 Bản quyền (c) 2024 http://vjdv.vn/index.php/vjdv/article/view/156 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN BỆNH TRỨNG CÁ Ở BỆNH NHÂN ĐẾN KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU THANH HÓA 2024-04-29T21:30:35+08:00 Bình Lê Thanh phuongphamdv@gmail.com Minh Vũ Nguyệt phuongphamdv@gmail.com Hiền Đỗ Thị Thu phuongphamdv@gmail.com Phương Phạm Thị Minh yenvuh18@gmail.com <p><strong>Mục tiêu:</strong> Khảo sát đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố liên quan bệnh trứng&nbsp; cá ở bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện Da liễu Thanh Hóa từ 3/2022 đến 12/2022.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 150 bệnh nhân điều trị mụn trứng cá tại Bệnh viện Thanh Hóa từ 3/2022 đến 12/2022.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Tỷ lệ nam cao hơn so với nữ (54% và 46%); tuổi trung bình là 18,1±5,7&nbsp; tuổi với thời gian mắc bệnh trung bình 8,4±10,3 tháng. Dạng lâm sàng trứng cá sẩn đỏ chiếm tỷ lệ cao nhất 91,3%; mụn đầu trắng 88,7%; mụn đầu đen 76,0%. Vị trí tổn thương thường gặp là má (96,0%); trán (96,0%); cằm (79,3%). Phần lớn bệnh nhân có mức độ tổn thương nhẹ và trung bình chiếm 92,7%. Yếu tố liên quan đến mức độ nặng của bệnh là nhóm trên 20 tuổi và nghề nghiệp lao động.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> &nbsp;Dạng lâm sàng thường nhất là trứng cá sẩn đỏ, mụn đầu trắng, mụn đầu đen. Phần lớn bệnh nhân ở mức độ bệnh trung bình và nhẹ. Yếu tố liên quan đến mức độ nặng của bệnh là nam giới và nghề nghiệp lao động.</p> <p><strong>Từ khóa:</strong> trứng cá, lâm sàng, mức độ nặng</p> <p><em>Ngày nhận bài: 25/05/2023</em></p> <p><em>Ngày phản biện:15/06/2023</em></p> <p><em>Ngày chấp nhận đăng:22/06/2023</em></p> <p>&nbsp;</p> 2024-06-12T00:00:00+08:00 Bản quyền (c) 2024 http://vjdv.vn/index.php/vjdv/article/view/171 Mục Lục 2024-06-12T23:34:12+08:00 Muc Luc yenvuh18@gmail.com <p>Muc Lục</p> 2024-06-12T00:00:00+08:00 Bản quyền (c) 2024 http://vjdv.vn/index.php/vjdv/article/view/172 Bìa 2024-06-12T23:36:30+08:00 Bìa Bia yenvuh18@gmail.com <p>Bìa</p> 2024-06-12T00:00:00+08:00 Bản quyền (c) 2024